Là một loài cây gỗ nhỏ, dâu tằm lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của các loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với các loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.
Dâu tằm được trồng phổ biến tại các khu vực có nhiệt độ thích hợp là 25-32 °C, như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu, cũng như được tự nhiên hóa trong các khu vực dân cư của Hoa Kỳ, tại đây nó được lai giống với loại cây có nguồn gốc ở Mỹ là dâu đỏ (Morus rubra). Trên thực tế, một số người lo ngại về khả năng tồn tại về mặt di truyền dài hạn của cây dâu đỏ do việc lai giống tích cực trong một số khu vực.
Lá của cây dâu tằm là thức ăn ưa thích của tằm dâu (Bombyx mori). Đây là nguồn gốc của tên gọi cây dâu tằm. Nó cũng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc (bò, dê v.v) trong các khu vực mà trong mùa khô bị hạn chế về các loại thức ăn như cỏ.
Loại cây trồng có cành rủ xuống của loài dâu tằm Morus alba 'Pendula' là một loại cây cảnh thông thường. Cây cảnh này được nhân giống bằng cách ghép cành của loại cây có cành rủ xuống lên trên phần thân cây của loại không có cành rủ xuống.
Cây dâu tằm về mặt khoa học nổi tiếng nhất nhờ chuyển động thực vật nhanh của nó. Hoa của nó gieo rắc phấn hoa vào không khí rất nhanh (25 μs) bằng cách giải phóng năng lượng lưu trữ tại nhị hoa. Tốc độ của chuyển động tạo ra đạt trên một nửa vận tốc âm thanh trong không khí, điều này làm cho nó là chuyển động nhanh nhất trong giới thực vật.
Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...)
Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
Vỏ, rễ cây dâu (tang bạch bì): chữa chứng ho lâu ngày, sốt cao, băng huyết, cao huyết áp... Cách làm: vỏ rễ cây cắt nhỏ, sao vàng hạ thổ (tán nhỏ hay để nguyên cũng được). Liều dùng 20 g/ngày sắc với 100 ml, còn 50 ml uống trong ngày. Cành dâu (tang chi): chặt thành từng đoạn dài 3 - 4 cm, phơi khô, sao vàng hạ thổ; Có thể dùng độc vị (chỉ có cành dâu) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng đau nhức xương khớp (nhất là ở tay chân). Quả dâu (tang thâm) có tác dụng bổ gan, thận huyết, tiểu đường, lao hạch. Lấy quả dâu chín rửa sạch rồi đem nấu cao mềm, ngâm rượu hoặc làm mứt (khi ngâm rượu thì chỉ dùng 50 ml vào buổi tối).
Đối với chơi kiểng cây dâu tằm rất duyên vì khi cây còn nhỏ đã cho trái chín đẹp, dùng để bàn, làm hàng rào rất tuyệt vời
Trong vườn Pan có loại cây này dùng đến chơi trái và hoa, mọi ngươi ghé thưởng thức nhé
💞 Pan bonsai - Chuyên bonsai mini, Tiểu cảnh, Thiết kế sân vườn, Biệt thự 💞
🌐 Fanpage: https://bit.ly/2LeB30L
☎️ Hotline: 0898.651.218 - 01649.678.335 (Anh Đài)
🏠 Địa chỉ: 732/1 đường Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
🏠 Địa chỉ: 732/1 đường Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
0 VÀO ĐÂY ĐỂ BÌNH LUẬN:
Post a Comment